Home Bài viết Wordpress/ Web Hiểu biết chung về CMS Drupal, Joomla và WordPress

Hiểu biết chung về CMS Drupal, Joomla và WordPress

0

Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin về 3 CMS nổi tiếng, miễn phíthông dụng nhất  hiện nay trong thế giới web. Phần cuối bài còn có tư vấn lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, tôi xin phép đưa ra giải thích về một số khái niệm cơ bản giúp bạn tiếp cận khái niệm dễ hơn.

****

Để hiểu bài này, bạn cần biết: (ai biết rồi thì không cần đọc)

– CMS: Hệ quản trị nội dung. Tên tiếng anh của nó là: Content Managerment System (bỏ quả chính tả nếu sai nhé).

– CMS là hệ quản trị? Đúng như vậy, nó cho phép bạn thực hiện các thao tác của Quản trị viên web (admin) bao gồm Post bài, điều chỉnh hình ảnh, kết cấu web, cài đặt quảng cáo, banner, thay đổi hiển thị, duyệt comment,…

– CMS quản trị cái gì? Thực ra thì CMS giúp bạn quản lý chính Trang web của bạn. Mà trang web của bạn thì gồm có Các nội dung (các bài viết, tranh, ảnh,…) và các thành phần kết cấu (các chuyên đề, tính năng..). Điều đó có nghĩa là Trang web của bạn được gọi là web Động – nó tự động làm nhiều việc mà bạn đã thiết lập sẵn.

– Web động là gì? Nói web động là để phân biệt với web tĩnh. Web tĩnh giống như 1 bức tượng, bạn tạo ra nó bằng cách tạo ra từng trang của nó (thể nên gọi là Trang web chăng? 🙂 )/ Trong khi đó, web động lại được tạo ra bằng cách tạo ra 1 cái khung (danh sách chuyên mục, các phần không thay đổi như Tiêu đề, logo, phần cuối trang, các cột hiện thị bên cạnh) – sau đó, việc của bạn chỉ là cập nhật nội dung.

– Web động có cái ưu điểm gì? Tất nhiên là nó “đẳng cấp” hơn cái thể loại web tĩnh rồi, web động được các nhà phát triển xây dựng cho nó một CMS – thực ra CMS chính là cấu trúc lệnh (phổ biến hiện nay là php) cho phép trang web tự làm những công việc hỗ trợ nghiệp vụ của Admin. Thế cho nên, nếu bạn là admin của một web động, ngoài việc cài đặt CMS ban đầu ra thì bạn chẳng phải tốn công lắm trong quản trị Nội dung trang web của mình.

– Tại sao lại phải quản trị nội dung trang web? Xin thưa với bạn, mỗi bài viết là 1 trang web hiển thị. Như vậy, khi trang web của bạn có từ 50 bài trở lên thì bạn quản lý nó thế nào? Bạn sẽ thực hiện thao tác số lớn thế nào? bạn thay đổi nội dung từng trang như thế nào? Trừ khi bạn là siêu máy tính – hay thời gian của bạn rẻ như bèo – bạn mới bao đồng hết khối công việc lớn đến vậy. (chưa kể rất nhiều thao tác khác mà bạn không thể làm với web tĩnh)

– CMS còn làm gì khác ngoài quản trị nội dung? Ngoài nội dung ra, CMS còn giúp bạn thiết lập các tùy chỉnh hiển thị như xây dựng trang chủ hiển thị giống các báo; chọn lọc tự động và xử lý phản hồi, yêu cầu của độc giả, thống kê,… Tất cả đều là tự động – và tùy từng CMS cũng như các nhà phát triển, trên mỗi nền CMS sẽ có các tính năng cài vào. bạn sẽ nghe nó với tên gọi như Extention hay Plugin (nó giống hệt firefox, chrome với các Extention/ plugin bổ sung tính năng – và thực tế nó cũng giống như một phần mềm cài thêm trên nền windows / android bạn đang sử dụng vậy)

Ok! Và sau đây là bài viết:

*****

So sánh Drupal, Joomla và WordPress

I. DRUPAL

Drupal được biết đến như một hệ quản trị nội dung ổn định và mạnh mẽ, sự ổn định và mạnh mẽ từ nhân của Drupal khiến cho Drupal được tin dùng cho các website lớn có lượng người truy cập cao. Sự linh hoạt trong nền tảng của Drupal giúp cho các lập trình viên có thể lập trình mở rộng website của họ theo bất kỳ hướng nào, tính năng nào mà hầu như không gặp khó khăn gì .

Ưu điểm của Drupal

Nền tảng mạnh mẽ, ổn định, mã nguồn được tối ưu nâng cao hiệu suất hoạt động giúp tiết kiệm nguyên của hệ thống . Là nền tảng vững chắc cho các website có lượng truy cập lớn như BBC England, MTV …Một trang báo công nghệ sử dụng Drupal khá thành công là trang Thông Tin Công Nghệ .

– Cấu trúc linh hoạt giúp các lập trình viên mở rộng chức năng không hạn chế theo nhu cầu sử dụng .

– Drupal cực kỳ thân thiện với công cụ tìm kiếm, đó là một lợi thế rất lớn khi SEO luôn là một vấn đề được quan tâm đối với bất kỳ trang web nào .

– Tính năng Multiple giúp bạn có nhiều website với một lần cài đặt Drupal . Giúp bạn điều khiển và quản lý dễ dàng hơn.

– Drupal chạy được cả trên server Linux và Windows trong khi Jooma chỉ chạy tốt trên server Linux .

Nhược điểm của Drupal

– Drupal được đánh giá là khó sử dụng với người dùng mới . Việc tạo các Menu khiến tôi cảm thấy thực sự bối rối . Có lẽ sự bối rối này chính vì thói quen sử dụng Joomla .

– Drupal có ít các thành phần mở rộng (extensions) hơn Joomla. Mỗi khi có phiên bản Drupal mới bạn phải chờ các nhà cung cấp nâng cấp extensions của họ để tương thích .

– Cách bố trí của website Drupal khiến người mới sử dụng khó tìm kiếm và đánh giá nên dùng extensions nào .

II. JOOMLA

Joomla, một hệ quản trị nội dung được tách ra và phát triển từ Mambo vào năm 2005. Phiên bản mới nhất của Joomla tới ngày hôm nay 09/09/2010 là Joomla 1.6 Beta 9. Joomla từng giành được các giải “Mã nguồn mở tốt nhất” giống như Drupal . Nhờ yếu tố thân thiện và dễ hiểu Joomla được rất nhiều người dùng trên khắp thế giới sử dụng xây dựng các website từ nhỏ tới trung bình, hoặc lớn . Có rất nhiều công ty thiết kế web đã dùng Joomla thiết kế website cho các khách hàng của họ .

Joomla 1.6 ra đời khắc phục được các nhược điểm lớn của Joomla 1.5. Joomla 1.6 có thể tạo ra các chuyên mục thông tin đa cấp không giới hạn trong khi joomla 1.5 chỉ là ba cấp (Section-category-article) . Joomla 1.6 có thể tạo không giới hạn các nhóm thành viên và phân quyền linh động, điều mà Joomla 1.5 chưa làm được . Với những cải tiến nổi trội Joomla 1.6 sẽ trở thành CMS số 1 trong tương lai không xa .

Ưu điểm của Joomla

– Ưu điểm đầu tiên cần nói tới là dễ sử dụng. Quả thực với Joomla bạn chỉ cần vài chục phút là tạo xong một website hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng như gallery, video, music, shopping cart, forum …Vì dễ sử dụng Joomla được dùng rất nhiều để xây dựng các website từ nhỏ tới lớn vừa .

– Giao diện Joomla rất đẹp được cung cấp bởi rất nhiều công ty cả miễn phí và thương mại .(Xem danh sách các công ty cung cấp template Joomla tại đây). (Joomlart là một công ty lớn cung cấp các template cho joomla có trả phí do anh Hùng người Việt Nam là Director . Joomlart hiện có hơn 200 ngàn khách hàng từ khắp nơi trên thế giới cung cấp các template cho Joomla, Drupal, Magento) .

– Joomla có một thư viện các ứng dụng (extensions) khổng lồ được lập trình bởi các lập trình viên khắp nơi, hầu hết là miễn phí, giúp bạn có rất nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của minh .

– Dễ dàng tìm và sửa các lỗi gặp phải: Vì có một lượng người dùng khổng lồ trên thế giới do đó nếu bạn gặp một vấn đề trục trặc nào đó trong quá trình sử dụng Joomla thì hãy search trên Google, 90% đã có người gặp phải vấn đề đó và hầu như đều có giải pháp, câu trả lời cho vấn đề của bạn .

Nhược điểm của Joomla

– Mã nguồn của Joomla tương đối lớn dẫn tới tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn so với Drupal trong quá trình sử dụng .

– Việc có nhiều extensions là một lợi thế đồng thời nó cũng là một bất lợi. Các extensions được viết bởi rất nhiều lập trình viên khác nhau dẫn tới tiềm ần các lỗi bảo mật trong các extensions đó (tuy nhiên có các giải pháp firewall khắc phục các nhược điểm này, (có trả phí)). Nếu là người dùng mới có thể bạn sẽ bối rối trong việc chọn lựa các extensions cho website của mình.

– Không có khả năng Multiple site như Drupal (cần mua extensions để có được tính năng này) .

– Khả năng SEO của Joomla kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress, Joomla) .

– Không chạy tốt trên máy chủ Windows (IIS) .

III. WORDPRESS

WordPress là một CMS mã nguồn mở miễn phí, tác giả của WordPress có một câu sologan nổi tiếng là “Viết code như làm thơ” . Câu nói đó phần nào phản ảnh cách thức hoạt động của WordPress và tác động của nó đối với người sử dụng .

WordPress đặc biết rất dễ sử dụng, trên thế giới hiện có hơn 200 triệu blog, website sử dụng mã nguồn này . Tuy nhiên, WordPress thích hợp nhất vào việc xuất bản nội dung (viết Blog), mã nguồn nhỏ gọn, tinh giản tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự tương tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn, …

Ưu điểm của WordPress

– WordPress dễ sử dụng nhất trong 3 CMS, nó giúp bạn có một Blog trong vài phút . Bạn có thể vào http://wordpress.com để tạo một blog miễn phí cho mình và bắt đầu làm quen sử dụng WordPress . (giangliao Says: Nhưng nếu muốn làm chủ nhân thực sự của trang web, hãy liên hệ vi.wordpress.org )

– Các plugin của wordpress có rất nhiều và 90% là miễn phí, bạn có thể cài đặt (install) và nâng cấp (upgrade) các plugin này ngay trong phần quản lý của WordPress mà không cần phải download về như Joomla và Drupal .

– WordPress hỗ trợ SEO khá tốt (xếp sau Drupal) .

Nhược điểm của WordPress

– Theo một số Webmaster có kinh nghiệm thì WordPress sẽ hoạt động nhẹ nhàng, ít tốn tài nguyên. Nhưng khi website bạn có lượng truy cập lớn thì WordPress lại gây tốn tài nguyên hệ thống (điều này chưa được kiểm chứng).

– WordPress thích hợp cho viết Blog và xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ . Nó khó có thể đáp ứng các chức năng mở rộng và tương tác cao.

****

Vậy thì, mã nguồn nào phù hợp cho bạn nhất ?

Câu trả lời phụ thuộc vào bạn, nhu cầu của bạn, của website cần những gì ? khả năng lập trình mở rộng của bạn thế nào ??

– Nếu là một Blogger chuyên nghiệp tôi khuyên bạn nên dùng WordPress .

– Nếu bạn muốn xây dựng các website như Du lịch, website có tính tương tác cao giữa các thành viên, website của nhóm, hội, lớp, hãy thử qua Joomla .

Nguồn bài: joomla.edu.vn

Chú ý: Bạn cần phân biệt wordpress.com và wordpress.org nhé. Bạn có thể xem tại LINK TO minhnhat.info

Bạn nào cần hỗ trợ về web wordpress có thể liên hệ Giangliao nhé 🙂 Hiện tại blog Giangliao đang sử dụng CMS này!

PS: Cập nhật ngày 14/4/2016: Hiện tại thì WordPress đã vươn mình rất mạnh mẽ và đáp ứng hẫu như mọi nhu cầu web, đặc biệt là trên các theme chuyên nghiệp trên các chợ (như themeforest chẳng hạn) . Bạn hãy an tâm khi sử dụng WordPress vì điểm mạnh nhất của nó là dễ sử dụng.

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *