Home Bài viết Kinh tế, kinh doanh Dự án: Phân biệt Hiệu quả đầu tư, Hiệu quả tài chính và Hiệu quả kinh tế
Dự án: Phân biệt Hiệu quả đầu tư, Hiệu quả tài chính và Hiệu quả kinh tế

Dự án: Phân biệt Hiệu quả đầu tư, Hiệu quả tài chính và Hiệu quả kinh tế

0

Ghi chú: Bài viết này dành cho những bạn quan tâm đến khái niệm hiệu quả kinh tế – xã hội, phục vụ nhu cầu tìm hiểu về hiệu quả đầu tư của một dự án ở góc độ rộng hơn doanh nghiệp. Lý do là vì trong doanh nghiệp, bạn đa phần bắt gặp các dự án có tính chất tìm kiếm lợi nhuận – Chỉ khi nào dự án của bạn có liên quan đến nội dung giải trình về kinh tế – xã hội hay bạn đang làm về một dự án vốn Nhà nước/phi chính phủ … (mục tiêu lợi nhuận không phải là chính) thì những phân biệt dưới đây mới cần quan tâm.

***

Hiệu quả đầu tư là gì? Phân biệt Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường (bản chất, nội dung, hệ thống chỉ tiêu)

Hiệu quả đầu tư:

Hiệu quả: Là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí (hao phí). Được coi là việc so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Chúng ta có thể chia chỉ tiêu đo lường hiệu quả thành hai loại Tuyệt đối (Thu – Chi) và Tương đối (Thu / Chi)

Hiệu quả đầu tư được coi là kết quả hữu ích của vốn đầu tư khi đầu tư phát huy tác dụng.

Đây là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Nhắc tới hiệu quả kinh tế, có nghĩa là nhắc đến phần Tài chính và tác dụng với nền Kinh tếkhông nên hiểu chỉ bao gồm 1 trong 2 nội dung đó (tất nhiên trong hoàn cảnh cụ thể mà nhà đầu tư/người lập dự án sẽ quan tâm đến nội dung gì và việc tính toán các giá trị cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ cách tiếp cận đó)

Phân biệt hiệu quả tài chính /Hiệu quả Hạch toán kinh tế  và Hiệu quả xã hội 

Giống nhau:

Đều là việc so sánh Lợi ích thu được với Chi phí bỏ ra để tạo các Lợi ích đó.

Suy ra nếu phần Thu được lớn hơn thì gọi là hiệu quả và ngược lại. Tất nhiên, sẽ có những dự án Hiệu quả cao, thấp tùy thông số cụ thể.

Khác nhau:

Hiệu quả tài chính (ETC) Hiệu quả kinh tế xã hội
Là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở SX, KD trên cơ sở số vốn đầu tư đã sử dụng với các kỳ khác, cơ sở khác so với định mức chung.

(Dựa trên quan điểm Lợi ích/chi phí của nhà đầu tư)

Là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế-xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.

(quan điểm tiếp cận dựa trên lợi ích của nền kinh tế quốc dân)

 Mục tiêu: Đạt lợi ích của nhà đầu tư  Mục tiêu: Đạt lợi ích cho nền Kinh tế quốc dân.

Về kinh tế: Tăng trưởng, ổn định, hiệu quả

Về xã hội: Xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng dân trí, tăng thu nhập người lao động

Về môi trường: Giảm ô nhiễm, bảo tồn sinh học,…

 Nguyên tắc xác định:

Dựa vào giá thị trường.

Sử dụng các chỉ tiêu Tài chính doanh nghiệp  để phản ánh các khía cạnh của đầu tư: NPV, IRR, B/C, Thời hạn thu hồi vốn, Hệ số thu hồi vốn đầu tư, Vòng quay vòng của vốn lưu động (dự án), điểm hòa vốn …

 Lấy mục tiêu của nền kinh tế làm cơ sở xác định.

Những gì có ích cho quốc gia được tính là lợi ích, ngược lại là chi phí.

Về giá trị: Tồn tại cả Hữu hình và vô hình.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế cũng giống với HQ Tài chính. Khác ở phạm vi tính toán con số. (ENPV, EIRR,…)

Có thêm các chỉ tiêu khác như Giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm (NVA) , Tạo công ăn việc làm, Phân phối thu nhập, tiết kiệm ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy phát triển KHCN

 

 Độ khó tính toán:

Xác định tương đối dễ dàng và đơn giản Dựa trên giá trị thị trường.

Về cơ bản là hữu hình, đo được

 Độ khó:

Tính khó hơn nhiều vì Lợi ích/hao phí của nền Kinh tế là rất đa dạng và tuân theo Lợi ích quốc gia đang hướng đến ( Ổn định, tăng trưởng, công bằng,..)

Các bước xác định thông thường:

  1. XĐ tiêu thức Lợi ích/Chi phí kinh tế
  2. Loại bỏ các khoản chuyển khoản
  3. Xác định giá của HH ngoại thương và phi ngoại thương, tỷ giá hối đoái chuyển đổi.
  4. Xây dựng dòng tiền kinh tế
  5. Xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội
  6. Xác định các chỉ tiêu Hiệu quả kinh tế.

>> nhìn chung là phức tạp..

>> Tựu chung lại, nếu phải chỉ ra điểm khác biệt lớn nhất thì xin trả lời đó là Quan điểm lợi ích. Xác định rõ mình đứng trên lập trường nào thì sẽ xác định dược chính xác Lợi ích – Chi phí.

>> Có thể nói rằng Chúng ta không nên vội nghe kết luận một dự án là Tốt / hay xấu – Trên quan điểm tài chính của Nhà đầu tư nó có thể tốt, nhưng trên khía cạnh khác, đôi khi là không tốt – thậm chí có hại thì sao?

Giangliao – Sưu tầm và tổng hợp từ nguồn Khoa Đầu tư – ĐH KTQD

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *