Home Bài viết Kinh tế, kinh doanh Giải ngân – cùng nói một chút về khái niệm

Giải ngân – cùng nói một chút về khái niệm

0

🙂 Chào các bạn! Hiện tại mình đang làm việc tại một đơn vị xây dựng, trước đó có tham gia các ngành ngân hàng, làm một chút dịch vụ và làm nghiệp vụ kinh  tế tổng hợp.

Chủ đề bài viết này là khái niệm “Giải ngân” xuất phát từ mối tò mò và thắc mắc của bản thân tôi ngay từ khi mới ra trường. Phải nói là tôi vô cùng “bức xúc” vì khái niệm này. Hình dung thì tương đối, nhưng mà định nghĩa thì rất khó.

Bạn có thể hỏi nhiều người về khái niệm này, tôi thì đã tham khảo: Ý kiến của mẹ tôi – một người làm kế toán lão làng đến 20 năm (hiện vẫn làm); hỏi cả cha mình (người đang làm việc tại một ban quản lý dự án); tôi cũng tham khảo ý kiến của một vài người bạn làm việc tại các ngân hàng, cũng có cả những người làm việc tại các đơn vị kinh tế kinh doanh.

Với những câu trả lời nhận được, tôi đi đến một kết luận là: Ai cũng đúng nhưng (kỳ lạ là) chả có một khái niệm nào có thể dùng chung – nhất là ở những lĩnh vực khác nhau! Mà tôi thì lại quan tâm đến vấn đề học thuật.

Than ôi, cái này thì rõ ràng là nan giải, làm sao hiểu được một khái niệm được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nhưng lại được khái niệm theo kiểu “mỗi anh một vẻ” ?

Vấn đề là phải tìm ra điểm chung! Chính là vậy. Vấn đề là phải mò .. google. Vấn đề là phải tự tìm trong thực tế. Và dưới đây là một số tổng hợp của tôi liên quan đến chủ đề này. Hi vọng nó hữu ích cho bạn nào quan tâm, vì tôi thấy trên mạng, chủ đề này cũng khá là loãng.

****

Cùng khái niệm

1. Giải ngân theo danketoan

Giải ngân là từ Hán – Việt. Giải = Chi; Ngân = Tiền. Giải ngân là đưa tiền vào hoạt động và lưu thông.

Trong kế toán từ giải ngân được hiểu là Ngân hàng/Kho bạc chuyển tiền cho khách hàng theo thỏa thuận hoặc duyệt chi (Đ/v kho bạc)

2. Giải ngân nhà thầu

Tớ đang làm ở một công ty xây dựng, khi nhận tiền thanh toán về, chúng tớ hiểu:

Giải ngân là thanh toán khối lượng. Để làm điều đó thì phải hoàn thành Hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư.

3. Giải ngân chủ đầu tư

Chủ đầu tư thì lập phom hồ sơ thanh toán, trình “sếp” duyệt và thực hiện thanh toán, nhận hóa đơn.

4. Giải ngân cho vay

Bạn mình làm tín dụng, cái gọi là  hồ sơ cũng được sinh ra, cũng có cái hoạt động gọi là “chạy hồ sơ” – không phải tiêu cực nhé, đó là “chạy đi làm hồ sơ” – > Giải ngân chính là nhận, xem, đem hồ sơ lên cho phụ trách duyệt chi, dẫn khách đi nhận tiền …

5. Giải ngân đi vay

– Mình có cái thẻ tín dụng hạn mức 10 triệu. Để có cái đó, mình phải kê khai thu nhập, nộp hộ khẩu, có quen biết tên bạn làm tín dụng… mấy cái đó mình phải cung cấp, may sao có người làm hộ 🙂 Bây giờ thì khi nào cần tiền mình ra ATM rút rồi trả trước ngày 20 hàng tháng 🙂 Vi phạm bị phạt

– Công ty em mình thì đi vay để nhập hàng, cu em mình cũng phải làm hồ sơ theo yêu cầu của bác Sờ Cờ Bờ  để lấy xiền (vụ cho vay thì sếp em nó làm với cán bộ tín dụng rôi, toàn quan hệ cả @@)

6. Giải ngân của kế toán viên

Thanh toán hả? Hóa đơn đâu? Hợp đồng đâu? Chứng từ đâu? … ồ đủ cả à? đợi tý để sếp ký nhé.

Giải ngân nằm ngay ở mỗi nghiệp vụ mua bán đấy thôi 🙂

7. Giải ngân ông chủ

“Làm đê, khi nào có tiền (hoặc khi nào vui) tao giả” .. !?? @@

****

Quan niệm của Giang

Tôi không có ý kiến gì về tính đúng sai, tôi đưa ra một góc tiếp cận mới. Mọi người hay định nghĩa rất chi tiết, nhưng chính điều đó đánh mất đi tính tổng hợp. Tại sao chúng ta không thay đổi góc nhìn, tiếp cận từ  xa một chút? Hãy thử chuyển cách hiểu thế này nhé:

Giải ngân là một quá trình!

Thực vậy, tham gia quá trình này có nhiều bên, mỗi bên can dự vào một khâu, đoạn nào đó, và dĩ nhiên là những người thực hiện như mỗi người chúng ta (như mẹ tôi, bạn tôi và các bạn) sẽ tiếp cận nó ở góc nhìn của mình (và tự khái niệm theo cái mình thực hiện – tôi cho rằng đó là kiểu khái niệm theo Chuyên môn nghiệp vụ – Rất chuẩn xác nhưng không thể giúp người ngoại đạo hiểu vấn đề)

Giải ngân là nghiệp vụ – có chung và có riêng.

Đúng thế ạ. Nếu không chung thì những bên khác nhau việc gì phải tạo ra mối liên hệ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Giải ngân?

Mỗi bên có thể tham gia quá trình giải ngân ở một khâu đoạn nào đó, nghiệp vụ được gọi là Giải ngân của họ có thể khác nhau, nhưng trên tất cả, TẤT CẢ ĐỀU THAM GIA VÀO MỘT NGHIỆP VỤ CHUNG – CŨNG ĐƯỢC GỌI LÀ GIẢI NGÂN. – có thể sự nhầm lẫn sinh ra từ đây, khi mà người hỏi thì muốn hiểu khái niệm chung, còn người trả lời lại nói theo cái riêng.

Chúng ta hãy khái niệm nó một cách tổng thể nhé 🙂 Tôi xin phép phân biệt 2 khái niệm này là

Giải ngân nghiệp vụ và Giải ngân tổng thể  (bạn có thể gọi theo cách khác, nhưng đây là cách  gọi của tôi 🙂 )

Và, phần sau của bài viết này có mục đích đưa ra khái niệm GIẢI NGÂN TỔNG THỂ mặc dù tôi vẫn chỉ gọi đó là “Giải ngân.”

****

Giải ngân là gì?

Là giải phóng ngân quỹ.

Tại sao?

Khi tham gia quá trình giải ngân, các bên góp phần THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN để TIỀN TRONG MỘT QUỸ nào đó được xuất ra. Điều đó có nghĩa là Giải phóng đồng tiền.

Bạn hãy nghĩ một cách thủ tục như thế này: Để đơn vị giữ tiền/quản lý tiền (ngân hàng, kho bạc, kế toán của bên A hay một ông cụ treo tiền thừa kế của cậu con trai ngỗ ngược)  xuất tiền cho bên thụ hưởng, một số điều kiện cần được hoàn thành.

Biểu hiện: Đó là hồ sơ thanh toán, là bộ chứng từ được yêu cầu cần có, là yêu cầu miệng, là cảm giác của bên ra quyết định xuất tiền ,…

Mẫu chốt của nó chính là QUYẾT ĐỊNH XUẤT TIỀN/XUẤT VỐN. Thỏa mãn một vài (hoặc vô số) điều kiện thì quyết định xảy ra và bạn nhận được tiền.

Ví dụ nào!

Tôi định đi buôn cá. Mẹ ơi, không có cắc nào trong túi. Tôi về xin mẹ. Mẹ tôi có những 1 triệu tiền trong tủ (hôm trước tôi “dòm” thấy) mà rõ ràng là mẹ tôi chả làm gì với nó cả.

–> Ngon! Về nịnh mẹ “cho con mượn” (nhiều khả năng là mất luôn)

–> “Mượn làm gì? “

–> “Con buôn cá!”

–> “Lời lãi thế nào? Ảnh hưởng ra sao? Kinh doanh ở đâu? Có trả thật không? … “

Mẹ tôi hỏi nhiều lắm. Và cuối cùng thì tôi … không làm mẹ tôi đồng ý xuất tiền (mặc dù trước đó mẹ đã hứa: “để tiền cho con tập kinh doanh” )

–> Bạn thấy vụ  “Giải ngân” này của tôi thế nào? Nản toàn tập!

Phân tích ví dụ:

– Lời hứa của mẹ tôi tạo ra 1 quỹ là 1 triệu.

– Điều kiện của mẹ tôi là khả thi, thuyết phục (theo ý mẹ)

– Nỗ lực phục vụ quyết định giải ngân của tôi là: Trả lời chất vấn mẹ và làm theo một vài yêu cầu như ngoan, ngọt ngào, mũi mẫn.

– Tôi thất bại vì không hoàn thành điều kiện giải ngân – thứ tạo ra quyết định giải ngân.

Học thuật một chút:

– Có hai quyết định xuất hiện ở đây: Quyết định dự trù tiền (vốn) và quyết định giải ngân. Hành trình giải ngân nằm ở khoảng giữa của chúng. Người ra quyết định này là 1.

– Có một loại nỗ lực ở đây: Nỗ lực giải ngân. Chi tiết của nó gồm những việc gì thì lại tùy thuộc vào vai trò trong qui trình tổng. Đưa ra cụ thể khá là dài dòng, nhưng mà  mục đích giống nhau: Đi đến Quyết định giải ngân.

Tổng hợp lại:

QUY TRINH GIAI NGAN

Giải ngân là giải phóng tiền

Nghiệp vụ giải ngân là hoàn thành điều kiện giải ngân.

Điều kiện giải ngân cho phép ra quyết định giải ngân.

Tiền để giải ngân lại do Quyết định dự trù tiền (vốn) sinh ra.

Quyết định dự trù tiền (vốn) do thỏa thuận của các bên trong HỢP ĐỒNG KINH TẾ sinh ra 🙂

Bên thụ hưởng: Tất nhiên là nhận tiền

Bên quản lý tiền: Nhận lệnh xuất tiền từ quyết định giải ngân…

***

Giangliao xin hết tại đây.

Hi vọng có ích!

 

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *