Bạn đọc báo thế nào?
Nhân bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Giang trên vnxpress gần đây, tôi cũng muốn góp thêm tý mắm vì tâm đắc với chủ đề này.
Tôi nghĩ rằng chủ đích của tác giả và tôi là khác nhau, tác giả nhìn nhận vấn đề này với giác độ vận động, chiến đấu, ứng xử với tin tức; còn tôi tiếp cận với khía cạnh “nâng cao tinh thần cảnh giác” với độ tin cậy của tin tức. Tuy vậy, tôi nhận thấy sự tương đồng nhất định.
***
Trách nhiệm niềm tin của báo chí
Chúng ta hãy thử quan tâm đến trách nhiệm của báo chí khi đưa tin. Họ đưa tin và mục đích là gì? Tôi chỉ biết báo chỉ có tác dụng hướng sự chú ý của công chúng vào 1 chuyện, 1 sự việc hay đâu đó.
Nhắc đến cái này, tôi liên tưởng đến khái niệm “Báo lá cải” – nói một cách hơi ngược đời thì đây là thứ thể loại báo chí được phân biệt ngược lại với báo .. chính thống.
Khi nào ta gọi một tờ báo, (hay bài báo) là Lá cải? Xin thưa là “độ tin cậy của nó chả ra cái thể thống gì” !
Bạn đọc một bài báo, bạn tin nó đến đâu? Tin thế nào? Tôi thì cho là thế này:
– Lần thứ nhất bạn đọc 1 bài, bạn kiểm chứng nó, đúng rồi thì Ok, tiếp tục.
– Lần thứ hai: kiểm chứng, OK -> Tiếp tục.
..
Bạn ngầm định rằng Các bài báo trên trang nào đó là Tin cậy sau một cơ số lần kiểm chứng của mình, và lần sau, bạn không kiểm chứng nó nữa.
Bạn bỏ qua việc kiểm chứng tin tức vì đã đặt niềm tin vào 1 nguồn..
Tôi có một ví dụ thế này: Vn-zoom là diễn đàn rất đáng tin cậy cho người dùng máy tính, nơi cung cấp link tải rất nhiều bộ phần mềm có cả crack free và sạch. Tôi tin nó lắm, làm sao tôi lại nhanh tin tưởng nó đến thế? Bạn hãy xem 1 quá trình:
– Lần 1: Tải IDM về máy, dùng, check –> ko sao cả –> OK! Tạm tin
– Lần 2: Tải PTS cùng bộ crack về -> dùng, check -> ổn –> Ổn
– Lần 3: ….
Và bây giờ thì: Tải bất cứ phần mềm nào từ Vn-zoom đều “Yên tâm, ko cần quét virus”.
Bạn có thấy lỗ hổng niềm tin của tôi chưa?
Một ngày nào đó, chúng ta nghe 1 tờ báo có tiếng đăng tin “Theo nguồn tin riêng của chúng tôi ..” Bạn có tin hay không? (90% là tin).
Nhưng bạn có hiểu về mặt pháp chứng và tính chính thống của báo chí, hành vi này là đăng tin không có cơ sở? Về mặt học thuật thì xin phép nói thẳng là Vô căn cứ và không đáng tin. Nó giống ông luật sư cãi lý mà không có chứng lý vậy.
Trở lại ví dụ trên, nếu vn-zoom lợi dụng sự tin cậy của tôi mà cung cấp 1 phần mềm xấu để tải về thì sao? Lúc đó tôi hoàn toàn sẽ bị “dính” – đơn giản vì tôi không đề phòng.
Thử hỏi nếu ai đó bị báo chí “ghét”, hay trở thành nạn nhân của những bài báo sặc mùi lợi ích ngầm thì sẽ ra sao? Tôi tin rằng suy nghĩ này là có cơ sở, bởi vì như bạn đã biết, Báo chí chính là thứ quyền lực thứ 4 của thời đại chúng ta, nó có nhiều sức mạnh xuất phát từ tính đại chúng của mình..
Tôi không quan tâm bạn, tôi hay chúng ta thông thái đến mức nào, tôi chỉ quan tâm đến việc nguy cơ của việc bị Lợi dụng niềm tin là có rất nhiều, tôi cũng quan tâm đến việc tự bảo vệ quyền cập nhật tin tức cho mình một cách chính xác, đầy đủ và tỉnh táo.
Báo chí có nhiều loại báo, con người có nhiều loại người, nhà báo, phóng viên cũng không ngoại lệ – ngay cả dưới một nền báo chí cách mạng của chúng ta. (trách nhiệm của những người làm báo chân chính đó là loại bỏ cái thứ hổ tạp kia đi)
Điều mà bài viết này muốn gửi gắm đó là:
Hãy tỉnh táo để nhận biết khi nào Báo chí đang tìm cách đánh lừa bạn.
Tôi tin là chúng ta đủ thông minh để nhận biết những điều này.
Giangliao Says
P/s: Dưới đây là một số quan điểm riêng của tôi:
– Không tin báo chí 100%. Báo do người viết, người nhìn thấy còn chả tin nổi huống hồ người chưa biết tên xài Bút danh :))
– Đọc kỹ câu từ, phân tích nhiều chiều.
– Quan trọng nhất, cái gì có chứng cứ mới đáng tin. @@