Home Góc nghề nghiệp Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 – Những nội dung quan trọng nhất
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 – Những nội dung quan trọng nhất

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 – Những nội dung quan trọng nhất

1

Nguồn luật: http://www.moj.gov.vn (bạn có thể truy cập văn bản gốc tại đây)

Trong bài này, với góc độ tiếp cận là từ phía người chuẩn bị tài liệu Hồ sơ dự thầu nên cách trình bày sẽ thật ngắn gọn, từ trên xuống dưới, lược bớt các nội dung về Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (không liên quan mà) và các thứ tự, đề mục sẽ được giữ nguyên. Bạn nào có nhu cầu có thể xem văn bản gốc để hiểu sâu hơn.

****

Điều 1: Phạm vi điều chỉnhPhạm vi áp dụng luật này

Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu

>> Điều này có nghĩa là Luật được áp dụng trong các gói thầu có tính chất Nhà nước (chủ đầu tư là cơ quan nhà nước hoặc sử dụng vốn của Nhà Nước … ) 

>> Các khu vực khác như kinh tế tư nhân có thể lựa chọn áp dụng Luật này tùy nhu cầu thực tế nhưng không bắt buộc. Thông thường, các chủ đầu tư Tư nhân (ví dụ như các công ty địa ốc, công ty đầu tư xây dựng,…) vẫn sử dụng Luật Đấu Thầu trong hoạt động đấu thầu của mình nhưng các qui định về thời gian, yêu cầu form, mẫu không còn cứng nhắc mà có thể linh động, sửa đỏi, bổ sung hoặc nộp chậm… (Cái này tùy Chủ đầu tư vì họ mới là người quyết cao nhất)

***********

CÁC KHÁI NIỆM

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện …. ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng … để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu,… trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu…

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, … thực hiện … đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng … để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng …

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, …

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu …thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

17. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

23. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

25. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức Chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

41. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

Xem full (nên xem)

************

BẢO ĐẢM/ BẢO LÃNH DỰ THẦU

1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau:

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

….

3. Giá trị bảo đảm dự thầu :

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

Xem full >>

********

CÁC LOẠI GÓI THẦU

Về nội dung:

– Gói thầu dịch vụ: Tư vấn, phi tư vấn, đào tạo, cung cấp,…

– Gói thầu mua sắm hàng hóa

– Gói thầu xây lắp: công trình, hệ thống thiết bị (sẵn có)…

Về độ phức tạp thì có thêm khái niệm:

– Gói thầu hỗn hợp: Bao gồm nhiều loại hình cung ứng/mua sắm bên trong nó. Ví dụ: Tư vấn, mua sắm, xây dựng, thi công, ….

*********

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN CỦA HỒ SƠ DỰ THẦU

Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;

e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;

Xem full >>

Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

******

HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU 

(” Luật chơi “)

Đấu thầu rộng rãi

Đầu thầu hạn chế

Chỉ định thầu

Chào hàng cạnh tranh

Mua sắm trực tiếp

Các hình thức lựa chọn nhà thầu được phân loại dựa vào các điều kiện. Trong đó:

– Đấu thầu rộng rãi có đặc điểm là không giới hạn số lượng nhà thầu tham dự (vào cửa tự do)

– Đấu thầu hạn chế áp dụng khi gói thầu có các yêu cầu đặc biệt về Vốn, Các thỏa thuận, Hàng rào kỹ thuật, …

Đấu thầu rộng rãi và hạn chế sử dụng bộ Hồ sơ mời thầu  làm cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu

– Chỉ định thầu: thường xuất hiện khi có yêu cầu về tính cấp bách về thời gian (ko kịp sẽ xảy ra hậu quả) hoặc yếu tố chính trị – thực hiện ý kiến chỉ đạo đặc biệt

Chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh sử dụng bộ Hồ sơ Yêu cầu làm cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu

*********

PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

(Phương thức tổ chức cuộc đấu thầu)

Một giai đoạn, một túi hồ sơ : Nhà thầu nộp một túi hồ sơ (bộ hồ sơ); bên mời thầu sẽ mở các Hồ sơ một lượt

Một giai đoạn, hai túi hồ sơ : Nhà thầu nộp hai túi hồ sơ trong 1 lần (một bộ hồ sơ chia ra làm 2 túi/hộp riêng); bên mời thầu sẽ mở các Túi đề xuất kỹ thuật ngay khi hết hạn nộp thầu (đóng thầu); Mở túi đề xuất Tài chính (giá, chi tiết đơn giá, phạm vi, điều khoản thương mai) sau đó – chỉ mở các hồ sơ đã đạt vòng 1.

Hai giai đoạn, một túi hồ sơ : Giai đoạn 1: Nhà thầu nộp Đề xuất kỹ thuật + P.A Tài chính (P.a đảm bảo vốn,…)  ; Bên mới thầu chọn lọc hồ sơ vào GĐ 2: Nhà thầu nộp Hồ Sơ dự thầu (có giá và bảo đảm dự thầu)

Hai giai đoạn, hai túi hồ sơ :

+ Giai đoạn 1: Nhà thầu nộp Hồ sơ gồm 2 túi Kỹ thuật và Tài chính; Bên mời thầu mở Hồ sơ kỹ thuật sau khi hết hạn nộp, HS tài chính để lại GĐ 2.

+ Giai đoạn 2: Bên mời thầu điều chỉnh nội dung Mời thầu, Nhà thầu nộp Hồ sơ mới gồm 2 túi; bên Mời thầu mở HS Kỹ thuật ngay khi hết hạn nộp, mở HS tài chính sau đó để chấm điểm.

>> Một giai đoạn, một túi hồ sơ: Giá dự thầu của các bên được công khai ngay trong buổi mở thầu – Hồ sơ đóng 1 quyển.

>> Một giai đoạn, hai túi: Giá dự thầu không công khai ngay, chỉ mở chào giá với Hồ sơ đáp ứng được phần kỹ thuật. (qua giai đoạn 1)

>> Các gói thầu đặc thù, quy mô lớn hoặc phức tạp mới cần áp dụng Phương thức chọn 2 giai đoạn.

*********

PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

Có 3 phương pháp:

– Dựa vào Giá thấp nhất

– Dựa vào Giá đánh giá

– Kết hợp đánh giá kỹ thuật và giá

Trong đó, đáng chú ý trong điều 41 qui định:

Chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất

Ngoài ra còn có các qui định về điều kiện tư cách của nhà thầu, các bạn xem chi tiết tại Điều 39

********

CÁC NỘI DUNG KHÁC

Lựa chọn nhà thầu qua mạng

Trang đấu thầu qua mạng là: http://muasamcong.mpi.gov.vn/

Quy định về hợp đồng – Điều 62

Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thầu

Hành vi bị cấm và xử lý vi phạm

Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

 

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

Bình luận(1)

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *