Home Bài viết Wordpress/ Web Xây dựng TeamUp cho web nội dung
Xây dựng TeamUp cho web nội dung

Xây dựng TeamUp cho web nội dung

0

TeamUp – Biệt đội nội dung – Là thành phần không thể thiếu cho một web nội dung. Nhiệm vụ của TeamUp chính là đảm bảo bài viết theo đúng chính sách bài viết của web.

Bạn nên hiểu về TeamUp thế nào để tránh nhầm lẫn?

Đầu tiên, TeamUp không phải bộ phận kỹ thuật, họ là đội chuyên về Post. (Nhắc lại một chút, Post là các nội dung sẽ được đưa vào bộ filter của web còn Page là nội dung đặc biệt không có trong bộ lọc).

Nhiệm cụ của TeamUp không phải là phát triển web, họ là bộ phận thừa hành chính sách bài viết.

Nhu cầu thành lập TeamUp không phải là nhất thiết và cũng không hẳn phải đầy đủ theo 1 ê kíp như dưới đây, TeamUp đơn giản là làm nhiệm vụ nội dung hàng ngày, nếu trang web của bạn không phải là một trang nội dung cập nhật thì không nhất thiết phải tổ chức quá rườm rà.

Team là 1 đội đó nhé 🙂

Và, sau tất cả, TeamUp có thể không tồn tại, nhưng những nghiệp vụ của nó luôn tồn tại, khác biệt chỉ là tên gọi chức danh. Hãy quan tâm đến khái niệm này, tuy bên trên đã nói nó không phải là nghiệp vụ phát triển web, nhưng lại là 1 trong những nhiệm vụ mục tiêu của nghiệp vụ này.

(Nếu bạn là nhà phát triển web – web developer – bạn sẽ không phải làm nghiệp vụ của TeamUp – post bài – nhưng bạn sẽ phải xây dựng TeamUp – những người post bài)

Ok! Bây giờ là nội dung chính:

*****

Tổ chức của một TeamUp web nội dung

1. Nắm rõ nhiệm vụ nội dung

Bạn thân mến, chúng ta tạo ra một trang web, chúng ta phát triển nó thành một trang nội dung nào đó. Nếu vậy, ắt hẳn là trang web của bạn sẽ có một chính sách nội dung nhất định, và nhất định, chúng ta phải làm nội dung.

Người làm nội dung sẽ phải tạo ra bài viết (tự viết hoặc copy) – truy cập web và post bài viết (trình bày, hiển thị) – chỉnh sửa cho đẹp – đảm bảo qui định bản quyền – edit ảnh (tiêu đề và bên trong bài) nếu có ,…

Nếu có quá nhiều bài viết, bạn sẽ phải chuyên môn hóa nó ra, và TeamUp ra đời. Lúc này, nhiệm vụ nội dung không còn chỉ là nội dung. Nó sẽ gồm:

– Đảm bảo chất lượng bài viết phù hợp với nội dung của web.

– Đảm bảo hiển thị, trình bày phù hợp với nội dung, qui định SEO, qui định trình bày Web.

– Đảm bảo kết cấu web không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động post.

– Đảm bảo tần suất bài viết đã phê chuẩn.

– Đề xuất nội dung, cải tiến hệ nội dung web.

2. Xác định qui mô tổ chức

Không phải lúc nào một mô hình tổ chức cũng được áp dụng cho những tình huống khác nhau. Có những trang nội dung cần một mô hình TeamUp đầy đủ các vị trí, có cái không. Điều này phụ thuộc vào:

– Qui mô hoạt động nội dung: Tần suất bài viết, tính chất cập nhật bài viết, tính chất nội dung chủ đề, vùng nội dung đề cập, … là những gì ảnh hưởng đến số lượng nhân sự của teamUp. Điều này là dễ hiểu, nó giống như cái quan niệm: ” Nhiều việc, nhiều người”.

– Đội ngũ bạn có:

Mỗi người một khả năng, trong 1 team tuyệt vời..

Các hoạt động của TeamUp có thể dồn vào một người thật, nhưng mà không thể làm vậy khi mà mỗi người bị giới hạn về khả năng. Có người chỉ biết Up bài, có người chỉ biết Viết lách, … hãy tổ chức cho phù hợp. Chưa kể bạn còn cần quan tâm đến năng suất. Chất lượng Post khi áp dụng chuyên môn hóa hoạt động Post.

– Chi phí: Tất nhiên là nếu TeamUp tổ chức theo dạng hợp đồng thì càng đông càng tốn, nhưng nếu là môt nhóm CTV, cảm tình viên thì sao? To nhỏ thế nào thì “Vuông tròn tự chỉnh”.

Sau khi đã cân nhắc các yếu tố này, bạn có thể tổ chức TeamUp cho mình theo các vị trí bên dưới đây. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp kiêm nhiệm, phân hóa, tập hợp nhóm nhỏ để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Mô tả một số khái niệm vị trí trong TeamUp

Biên tập viên: Tìm kiếm bài viết, duyệt bài, cho phép post bài. BTV là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nội dung bài viết. Một nhóm CTV sẽ hình thành Ban biên tập, tùy qui mô. Khả năng cảm thụ, hiểu biết và việc nắm vững hệ nội dung web là cơ sở để Biên tập viên làm việc.

Tác giả – Author: Người soạn bài, tác giả của bài viết gửi đến ban biên tập. Cái bạn cần nhất đó là bài viết, nó càng phù hợp với web và càng hay bao nhiêu thì càng tốt.

Web Admin: Nhân vật quan trọng cộm cán, sở hữu kỹ năng kỹ thuật web với nhiệm vụ đảm bảo hiển thị và hỗ trợ thao tác web. Khi có ai đó không hiểu về tính năng web, webmin có thể hỗ trợ, hướng dẫn 1 lần nhưng không làm thay. Kỹ năng? Web dashboard, CSS, CMS setup, Photoshop, Other design, database, …

Cộng tác viên: Những người tham gia một hay một phần các công việc của TeamUp, có thể là gửi bài, cũng có thể là Edit bài cho admin, … Họ có vai trò trợ giúp, được cấp quyền theo chính sách của trưởng bộ phận nội dung. CTV thường làm việc bán thời gian, không chuyên hay khi rảnh rỗi. Họ là lực lượng tạo sức mạnh ngầm cho đội, đôi khi có thể mất công đào tạo, nhưng sẽ thực sự hữu ích khi có một đội ngũ CTV lớn mạnh.

Trưởng nhóm nội dung: Người chỉ đạo chính sách Hiển thị và Nội dung bài viết. Người tổ chức chi tiết TeamUp, đề ra phân quyền biên tập, đề cập khung chuyên đề, tần suất post,… Tóm lại là .. trùm @@ Nhân vật này sẽ cần có hệ kỹ năng chung rất đầy đủ, có thể không giỏi, nhưng phải biết mọi việc.

Các trợ lý: Khác với CTV, trợ lý thuộc biên chế chính thức của Web, họ chịu lệnh điều hành và các chế độ qui định, Công việc của họ chính là trợ giúp nghiệp vụ, phân tích và tư vấn tổng hợp và nhiều khi là .. chạy vặt @@ Các trợ lý có vai trò quan trọng giúp TeamUp hoạt động nhanh, xử lý tình huống phát sinh tốt.

 4. Một vài điều nói thêm

Với các cộng tác viên, có rất nhiều hình thức. Bạn có thể cần người góp link bài viết để tạo nguồn bài, bạn cũng có thể cần người thay bạn thực hiện thao tác post bài, … Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của hoạt động thực tế. hãy luôn nhớ, Cộng tác viên có thể tham gia vào các hoạt sơ bộ hay triển khai, giúp bạn tăng tốc độ nghiệp vụ, vậy nên, tại sao không phát triển thành mạng lưới CTV ?

Với vị trí web-admin trong TeamUp chỉ thực hiện 1 phần công việc của 1 admin web đúng nghĩa, điều quan trọng nhất của web admin trong TeamUp chính là hiểu về hiển thị web: các thao tác và đặc điểm.

Điều quan trọng là chúng ta làm việc bên nhau, hãy đoàn kết.

***

Lời kết:

Trên đây chỉ là một vài nội dung sơ cua mà tôi nghĩ ra để nói về tổ chức teamUp cho web. Đôi khi ta chỉ cần tạo ra một ê kíp nhỏ, đôi khi lại có tổ chức chuyên sâu ngay trong teamUp. Nhưng điều đó không phân biệt đẳng cấp của Team, điều quan trọng là bạn hoàn thành nhiệm vụ nội dung mà web giao phó thế nào. Hãy suy nghĩ về khẩu hiệu này trong hoạt động post:

Hiệu quả = tiết kiệm + chất lượng

Giangliao says

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *