Home Bài viết Kinh tế, kinh doanh Nên hiểu Marketing doanh nghiệp thế nào? – Phần 3

Nên hiểu Marketing doanh nghiệp thế nào? – Phần 3

1

Xem phần 1

Xem phần 2

Mô tả một  chút về hoạt động Marketing trong công ty

Ở chương trình học của mình hồi đại học, tôi được nghe cái cụm từ “Chiến lược marketing” nhiều lần một cách chính khóa, học thuật. Chả hiểu vì mải nói chuyện, đầu óc thiển cận hay vì sao mà rốt cuộc cả cái môn Marketing của mình chí đọng lại được đúng cái cụm từ ấy:

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY

 1. Marketing công ty có sự phân cấp theo tổ chức

Bất kể tổ chức nào cũng có tính chất phân cấp trong hoạt động, điều đó đảm bảo sự nhất quán cho tổ chức – Công ty cũng là một loại hình tổ chức, và trong hoạt động, chúng ta hay nghe đến 2  cấp cơ bản: Chiến lược và Sách lược  (còn gọi là cấp độ Triển khai)

Bạn có thể xem Link  này  để tham khảo thêm cách hiểu khác. Tôi thì  chia làm 2 cho dễ nhớ:

a. CHIEF – Cấp độ Marketing Chiến lược

Là Sếp, tất nhiên là có quyền quyết, quyền chọn, quyền sinh, quyền đẻ !?? –> Xin lỗi, “Quyền Sát” mới đúng; Sếp là ông chủ, là giám đốc, là trưởng phòng, là phụ trách bộ phận, là người có quyền điều khiển, sai khiến các nhân vật thừa hành cấp dưới.

Nôm na lại, SẾP có quyền. ( trong phạm vi công ty ra nhé :)) )

Có lẽ bởi vì “Sếp” rất to, cho nên cấp độ Marketing của các sếp nó có phạm vi rộng, gọi là cấp độ chiến lược :))

Chiến lược Marketing là do các “Sếp” xác định, tính toán, lựa chọn. Về cơ bản, gồm các nội dung:

– Có hay không làm Marketing, làm đến đâu, khi nào,.. Cái này tùy “ý thức”

Sản phẩm: đặc tính, chất lượng, thể loại, chủng loại, …  Sản phẩm là thành phần cốt lõi cho mọi điều chúng ta làm sau này.

Giá cả: số tiền nhận được từ khách hàng dành cho sản phẩm bán. Giá cả được xây dựng trên Sản phẩm và sự độ hiểu biết “cảm nhận” của khách hàng mục tiêu. (cụ thể sẽ mô tả ở phần IV)

Kênh phân phối: Nơi giao dịch bán hàng xảy ra.

Truyền thông, quảng bá: Tập trung vào loại hình nào? Báo đài, trực tiếp, gián tiếp, …

Marketing chiến lược mang tính định hướng và khi đọc nội dung của nó, bạn khó thể biết ngay chính xác mình sẽ phải làm cái gì tiếp theo. Điều đó ko quan trọng, vai trò của nó cũng giống như các lãnh đạo công ty: Chỉ tay 1 ngón 🙂

doitmyway

Do – My WAY !

****

Hãy nhớ: ảnh hưởng của Chiến lược công ty là toàn bộ tình hình kinh doanh (hiện tại, tương lai) của công ty. Một sai lầm chiến lược sẽ luôn đem lại kết cục … “chết chóc cho anh Hugo cứu vợ” – Tạo lập một Chiến lược Marketing công ty sẽ luôn là phần đau đầu nhất của công việc hoạch định -> thế thì mới có việc cho các Sếp thể hiện tài năng chứ !

b. Marketing ở cấp độ triển khai – Cấp độ thứ cấp

Cấp độ marketing này có nhiệm vụ  thừa hành Chiến lược (nếu có) đã đề ra, nếu không, nó sẽ phải Lựa theo nhưng gì có sẵn để cố gắng đạt được điều tốt nhất có thể..

Công ty bạn bán dịch vụ du lịch, chính xác thì cái dịch vụ này bạn được giao “bán”. Oái oăm một cái là cái thứ bạn cần bán thì không ai biết, không ai mua, chả ai quan tâm và chả thể so sánh với dịch vụ của Công ty khác được. Bạn phải làm thế nào?

Trong cái đầu tràn trề ý tưởng của bạn nảy ra vô số kế – bạn là dân Marketing cơ  mà!

Bạn nghiên cứu, tìm ra lý do nằm ở sản phẩm, ở tiếp thị, ở kênh bán hàng ngoài,… Bạn chuẩn bị một bản đề xuất.

Sếp bạn bảo “Không thể thay đổi… ” . Đúng thế, có những cái ta phải bán mà không bắt đầu từ đầu được, tất cả đã nằm trong một chiến lược khác (thậm chí là chả có chiến lược nào), ta không thể làm chủ được ý đồ marketing của mình, khi trong tay không có quyền quyết định hay khả năng thuyết phục là 0.

Bạn phải chấp nhận trở thành người thừa hành ý đồ Marketing từ trên xuống. Bạn  là cấp độ thứ cấp của Marketing, hãy học cách chấp nhận điều đó.

….

Nói như vậy để thấy rằng Marketing thứ cấp có trách nhiệm phải tuân theo cấp chiến lược. Nó không có nghĩa là bạn không thể làm gì. Như ở trường hợp trên, bạn vẫn có quyền kiểm soát và lựa chọn chiến lược Bán hàng, truyền thông, tiếp thị của mình căn cứ vào chủ yếu sản phẩm được giao bán.

Người bán hàng giỏi chỉnh là kẻ bán được mọi thứ người ta giao bán

Người bán hàng giỏi làm marketing là người bán được cái thứ “rất bình thường”

“Hãy bán cái thứ của nợ ấy đi – Marketer! “

***

Soldit

Những điều này, chúng ta sẽ xem thêm ở bài 4. Còn bây giờ, bạn hãy thử xem một cái khung chiến lược Marketing mẫu xem nhé. Tôi chắc chắn khi bạn xem cái mẫu này, in nó ra và bắt đầu điền vào phần trống, bản Marketing của bạn sẽ hiện lên thật sự rõ ràng và dễ hiểu.

2. Kết cấu mẫu về 1 bản chiến lược Marketing

Cách trình bày là điều ai cũng có thể làm được, tùy mỗi người, mỗi nhu cầu sử dụng mà chúng ta có bản chiến lược Marketing của mình.

Tôi không hay làm việc này lắm, nhưng mà hình như kết cấu của nó có 2 bộ thế này:

Bản Phân tích chiến lược: Là một tập tài liệu trình bày các phân tích của người đề xuất. Đây là kết quả của các phân tích về Môi trường kinh doanh, Đối thủ cạnh tranh, nguồn cung, nguồn lực, quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu,… Bạn sẽ nghe đến phân tích SWOT khi nói đến cái nội dung này. Chỉ cần Google một lát là có cả tá tài liệu tài liệu, nhưng hãy cẩn thận với những nguồn phập phù về kiến thức.

Tôi thấy link từ marketingchienluoc.com  rất hữu ích – cái này của bác Đỗ Hòa 🙂 Mình rất khâm phục kiến thức và tính chuẩn tắc trong thuật ngữ của bác ấy. Đề link để bạn vào xem vậy 🙂

– Bản kế hoạch Marketing:  Đây là là bản trình bày chương trình hành động cho chiến lược của bạn. Nó còn được hiểu là Chương trình Marketing . Bản chất bọn chúng đều diễn đạt những nghiệp vụ Thị trường bạn (sẽ) phải làm, chí khác nhau ở chỗ Kế hoạch thì đã được thông qua, gắn thêm vào thời gian biểu cho các hoạt động..

Ở phần này, bạn sẽ nghe đến thuật ngữ Marketing 4p – Mix (marketing hỗn hợp). Tôi cũng khuyến khích bạn xem bài viết từ Marketingchienluoc.com

Còn nhiệm vụ của tôi là vẽ ra một cái mẫu – cái này thì lại tham khảo từ cuốn Marketing 101 của Don Sexton.

MauKHMARKETING

Hãy sáng tạo ra cho mình 1 mẫu riêng nhé 🙂

Bài sau – Phần 4 tôi sẽ trình bày cách tạo ra 2 cái bản này cụ thể hơn, đó cũng sẽ là phần kết cho loạt bài này, vì kiến thức của tôi có thế thôi :))

Bài viết chưa có đánh giá, hãy trở thành người đầu tiên bình chọn 🙂

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *